Ai cũng biết, sẹo lồi mang lại nhiều vấn đề phiền toái như thế nào bới chắc hẳn ai cũng gặp phải sẹo lồi dù to hay bé.
Sẹo lồi không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm bản thân chúng ta cảm thấy rất ngứa mắt với mọi vị trí nó xuất hiện. Vậy làm cách nào để chữa sẹo lồi và với chi phí là bao nhiêu ? Các bạn cùng Homeshoping tìm hiểu quả bài viết dưới đây nhé !

SẸO LỒI HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ?

Với mỗi vết thương trên cơ thể dù lớn hay nhỏ đều sẽ để lại trên cơ thể một vết sẹo tùy thuộc vào kích thước vùng da bị tổn thương. Theo quan niệm dân gian, nếu trong quá trình vết thương đang hồi phục mà ăn rau muống thì sau này vị trí bị trầy xước đó sẽ xuất hiện vết sẹo lồi. Điều này có thực sự đúng và bản chất sẹo lồi hình thành như thế nào ?

Bản chất sẹo lồi là do sự tăng sinh quá mức, kể cả về số lượng lẫn trật tự, của các mô sợi trong lớp bì. Sẹo lồi thường không gây cảm giác khó chịu gì ngoại trừ vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên, một số sẹo lồi có thể gây ngứa, hơi đau hoặc cảm giác căng cứng.

Sẹo lồi thường gặp nhất ở những vết khâu sau phẫu thuật hoặc phụ nữ sau sinh sinh mổ. Sẹo thường có màu đỏ hồng hoặc thâm tùy theo cơ địa của mỗi người.

Sẹo lồi khởi đầu trong vài tháng đầu sau khi bị thương, là một khối đỏ hồng, kích thước thay đổi tùy thuộc tổn thương da lúc đầu. Sẹo có giới hạn rõ, bề mặt căng bóng thấy được các mạch máu giãn bên dưới, mật độ hơi cứng như khối cao su. Sau đó, trong vòng năm đầu sau tổn thương, khối này sẽ phát triển quá mức nhưng lành tính, lan rộng và ra xa khỏi vị trí của vết thương ban đầu, có hình dạng không đều, bề mặt nhẵn bóng, sậm màu và cứng hơn so với da lành vùng xung quanh sẹo. Tổn thương sẹo lồi thường có phần bề mặt phát triển lan rộng hơn so với phần gốc.

 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HÌNH THÀNH SẸO LỒI

Sẹo lồi thường xuất hiện sau khi da bị tổn thương, có thể do:

 – Chấn thương, vết rách da do tai nạn.

 – Vết cắt do phẫu thuật các loại ( bướu cổ, tim, ruột thừa, mổ lấy thai, thẩm mỹ: căng da mặt, đặt túi ngực, cắt mỡ bụng…).

 – Bỏng da.

– Một số bệnh da như mụn trứng cá, nhiễm trùng da,…

 Tuy nhiên, tổn thương da chỉ có thể trở thành sẹo lồi khi có những yếu tố nguy cơ sau:

 – Người có cơ địa sẹo lồi, tức là ở những người đã có sẹo lồi trước đó.

 – Vết thương căng quá hoặc chùng quá.

 – Tồn tại vật lạ trong da.

 Ở người da màu, tỷ lệ có cơ địa sẹo lồi rất cao, chiếm 15-20% , hơn 15 lần so với người da trắng. Với người có cơ địa sẹo lồi thì bất cứ vết rách gây tổn thương ngoài da nào, kể cả vết kim chích, cũng có thể tạo ra sẹo lồi ngay tại vị trí đó.

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHỮA SẸO LỒI.

1. Điều trị nội khoa

Tiêm Steroid

Corticosteroid có tác dụng ức chế alpha 2-macroglobulin, một chất có tác dụng ức chế collagenase. Một khi chu trình này bị ngăn chặn, lượng collagenase sẽ tăng và do đó sẽ làm thoái hóa collagen.

 – Phương pháp này có thể được kết hợp với các phương pháp khác như áp Nitrogen lỏng hoặc dán Silicon gel để tăng thêm hiệu quả.

Điều trị bằng Interferon

 Interferon-alpha & gamma ức chế tổng hợp collagen bằng cách khử Ribonucleic acid thông tin nội bào. Sẹo lồi được phẫu thuật cắt bỏ và tiêm Interferon sau đó để ngừa tái phát. Liều lượng tiêm là 1 triệu đơn vị vào mỗi centimét chiều dài da xung quanh vị trí sẹo ngay sau khi phẫu thuật, và tiêm nhắc lại 1 đến 2 tuần sau đó. Đối với những bệnh nhân phải cắt bỏ nhiều sẹo lồi hoặc những sẹo lồi lớn, việc điều trị bằng Interferon sẽ rất tốn kém và bệnh nhân phải được tiền mê bằng Acetaminophen để điều trị những triệu chứng giống bệnh cúm do Interferon gây ra.

Điều trị bằng 5-flurouracil

 Liệu pháp tiêm chất 5-flurouracil (5-FU) vào sẹo đã được dùng một cách thành công trong điều trị những sẹo lồi cô lập, nhỏ. Trung bình sau 5-10 lần tiêm mới đạt hiệu quả. Nếu tiêm hỗn hợp 0,1 ml Triamcinolone acetonide 10 mg/ml và 0,9 ml 5-FU (50 mg/ml) kết quả sẽ tốt hơn.

2. Điều Trị ngoại khoa

 Được chỉ định khi sẹo lồi không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc sang thương quá lớn. Các bác sĩ sẽ cắt bỏ sẹo và khâu kín, ghép da với mảnh da ghép toàn phần hay ghép da mỏng để giảm lực căng trên toàn bộ da được khâu. Trước khi cắt bỏ sẹo lồi, bác sĩ sẽ lưu ý đến những nguy cơ chính đi kèm với sự tái phát của sẹo lồi như:

 – Tiền sử gia đình về sẹo lồi;

 – Chỗ phẫu thuật bị nhiễm trùng;

 – Vị trí phẫu thuật trên cơ thể (nhất là giữa ngực và vai);

 – Loại chấn thương gây ra sẹo (bỏng do nhiệt hoặc hóa chất);

 – Căng da trong thời kỳ hậu phẫu;

 – Da sậm màu nhóm 4-6 theo phân loại Fitzpatrick.

 Tỷ lệ tái phát cho thủ thuật cắt bỏ sẹo lồi đơn giản không kèm những biện pháp phụ trợ hậu phẫu dao động từ 50 – 80%.

>>> Xem thêm: Cách điều trị mụn cóc; mụn cơm ngay tại nhà

Phẫu thuật:

 – Một trong những qui trình dễ nhất và thường được áp dụng nhất để khử bỏ sẹo lồi là cắt bỏ rồi tiêm Corticosteroid. Hầu hết những sẹo lồi đã cắt đều cần phải điều trị phụ trợ thêm như: Corticosteroid tiêm trong vết thương, băng ép, Silicon gel, kem Imiquimod hoặc tiêm Interferon. Vết khâu phải để yên trong 10-14 ngày vì hỗn hợp Lidocaine/Steroid để gây tê có thể  làm chậm lành vết thương.

 – Trong những trường hợp vết sẹo đã cắt không  thể  khép lại được, bác sĩ có thể chèn vào bên dưới sẹo lồi chất bành trướng mô. Sự bành trướng mô dần dần cho phép  có thể  cắt và đóng sẹo lại, và không làm căng da.

 – Đối với những bệnh nhân bị sẹo lớn hoặc nhiều, không thể áp dụng thủ thuật cắt bỏ thì việc bào mòn sẹo cho ngang bằng với da bình thường xung quanh rồi bôi Imiquimod kéo dài trong tám tuần đôi khi cũng thành công nhưng thường bị tăng sắc tố làm cho vết sẹo có màu không hợp với màu da xung quanh.

Xạ Trị

 – Tia phóng xạ được dùng như một đơn liệu pháp hoặc kết hợp với phẫu thuật để dự phòng tái phát sẹo lồi sau khi cắt bỏ. Chiếu xạ sẽ hiệu quả hơn nếu được áp dụng sau hai tuần đầu sau khi cắt bỏ sẹo (là thời gian mà các nguyên bào sợi đang phát triển). Liều chiếu xạ thường dùng là 300 rads (5Gy) bốn lần/ngày * bốn đến năm ngày hoặc 500 rads (5Gy) bốn lần/ngày * ba ngày bắt đầu từ ngày phẫu thuật.

 – Xạ trị từng đợt ngắn liều cao kết hợp với cắt bỏ sẹo dường như đem lại sự an toàn và hiệu quả trong điều trị sẹo lồi và dự phòng tái phát. Tỷ lệ thành công của phương pháp này khoảng 88%. Những tác dụng phụ là tăng sắc tố, có khả năng gây ung thư.

Laser

 – Việc sử dụng Laser để điều trị sẹo lồi có kết quả không nhất quán. Laser Argon được dùng đầu tiên để điều trị sẹo lồi. Phương pháp này có vẻ thành công đối với những sẹo lồi mới, đang sinh mạch. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây không chứng minh bất kỳ sự cải thiện nào của sẹo lồi  khi được điều trị bằng Laser Argon ngoại trừ sự giảm ngứa và giảm các triệu chứng khác trong vài tháng.

 – Laser CO2, khi được dùng như đơn liệu pháp, có tỉ lệ tái phát 40-90%. Ngay cả khi được kết hợp với Corticosteroids sau mổ, phương pháp này vẫn còn có tỉ lệ tái phát khá  cao. Công dụng chủ yếu của Laser CO2 là làm dẹp sẹo lồi lớn để chúng có thể được điều trị bằng những biện pháp khác.

 – Laser Neodymium; Nd:YAG “Neodimium Doped Yttrium Aluminum Garnet” 1064nm, Laser Affirm công nghệ CAP “Combined Apex Pulse” dường như có ảnh hưởng đến chuyển hóa collagen.

 – Laser nhuộm màu tia dạng xung PDL (Pulsed Dye Laser) bước sóng 585-595nm cũng đã được dùng để điều trị sẹo lồi với một số thành công bước đầu. Tia Laser hủy mạch máu nuôi dưỡng sẹo, gây thiếu máu cục bộ vùng sẹo, làm mềm, ngưng phát triển và giảm dần kích thước, độ dày của sẹo.

 Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng đã cho thấy phương pháp này gây tốn kém nhiều nhưng hiệu quả chưa cao, không ngăn được sẹo lồi tiến triển và sự tái phát, cần được nghiên cứu thêm.  Phối hợp tiêm  Triamcinolone trong  tổn thương với Laser PDL có thể làm tăng hiệu quả điều trị sẹo lồi.

>>> Xem thêm: Cách chữa mụn cóc đơn giản chỉ trong 2 tuần

Với những phương pháp liệt kê trên, chắc hẳn các bạn đều thấy một điều rằng đây là những phương pháp tuy thời gian thực hiện ngắn nhưng chi phí bỏ ra lại khá cao. Con số không dừng lại ở mức dưới một triệu đồng.

Qua bài viết này, Homeshoping muốn giới thiệu đến các bạn đang có mong muốn xóa bỏ những khiếm khuyết của cơ thể chỉ với mức phí là 175.000đ. Với phương pháp này, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm là SẸO LỒI SẼ ĐƯỢC XÓA BỎ và với chi phí không thể hợp lý hơn.

Sản phẩm Kem trị sẹo Klirvin nhập khẩu nguyên hộp từ Nga và được phân phối tại Homeshoping.vn

Kem trị sẹo nga Klirvin giúp phục hồi các tổn thương trên da, thúc đẩy việc hình thành và tái tạo da.

Không chỉ vậy, sản phẩm còn có tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị các vết sẹo lâu ngày, các vết rạn da sau sinh, các vết sẹo thâm và san phẳng các vết sẹo lồi, sẹo rỗ trên da 1 cách hiệu quả với bất cứ vùng da nào trên cơ thể.

Với thành phần 100% thiên nhiên không gây kích ứng da và có mùi hương rất dễ chịu. Kem trị sẹo Klirvin Nga trị sẹo có tác dụng làm se cũng như bảo vệ, chữa lành các tổn thương trên da, đồng thời ngăn ngừa ảnh hưởng từ ánh mặt trời, phục hồi các vùng da bị sẹo hiệu quả.

Nếu các bạn chưa biết tìm mua sản phẩm ở đâu có thể liên hệ qua số Hotline: 0944.813.828 hoặc ĐẶT MUA trực tiếp tại trang thông tin sản phẩm: https://homeshoping.vn/kem-tri-seo-klirvin-chinh-hang.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình chữa sẹo lồi của mình.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo